Bối cảnh Đại_Đường_Tây_Vực_ký

Mặc dù quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã diễn ra từ thế kỷ 1 TrCN và đã được củng cố thông qua việc giới thiệu Phật giáo vào Trung Quốc, nhưng mãi đến khi Hãn quốc Đột Quyết mở rộng, bắt đầu đe dọa biên giới Ấn Độ và Trung Quốc, các sứ thần mới được gửi đến giữa hai khu vực cho các liên minh quân sự.[3] Huyền Trang được ghi nhận là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên thiết lập mối quan hệ như vậy giữa nhà Đường Trung Quốcđế chế Kannauj của Ấn Độ.[4]

Chuyến du hành của Huyền Trang được thúc đẩy bởi sự quan tâm sâu sắc của ông đối với truyền thuyết Phật giáo. Trong khi ông không được triều đình nhà Đường cho phép rời khỏi Trung Quốc, ông đã tìm cách đến Ấn Độ và ghi lại các cuộc gặp với các vị vua của các vương quốc Ấn Độ khác nhau. Đáng chú ý là quốc vương Harsha, người mà Huyền Trang đã thuyết phục được để gửi một sứ giả tới hoàng đế Đường Thái Tông. Những mối quan hệ ngoại giao này đã mang lại cho Huyền Trang cơ hội quay trở lại Trung Quốc mà không phải đối mặt với những hậu quả pháp lý, đổi lại, Huyền Trang đã viết một bản ghi chép về hành trình của mình để được dâng lên hoàng đế nhà Đường.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_Đường_Tây_Vực_ký http://afe.easia.columbia.edu/special/travel_recor... http://www.uhpress.hawaii.edu/p-4509-9781886439023... http://www.chinaknowledge.org/Literature/Science/d... //doi.org/10.1353%2Fjwh.2001.0025 //doi.org/10.2307%2F44144424 //www.jstor.org/stable/20078877 //www.jstor.org/stable/44144424 https://www.youtube.com/watch?v=AVEJzp4h_MY https://archive.org/details/ajf4729.0001.001.umich... https://archive.org/details/mmoiressurlesco00julig...